WELCOME TO WWW.ANHSAOXANH.TOP

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật hay. Hiển thị tất cả bài đăng

Chống Hack Pass Yahoo

 


Chào các bạn, hiện nay vấn đề về hack pass (trên tất cả các lĩnh vực như Email, game, forum,website.......) rất nhiều người quan tâm và lo ngại, công cụ để hack thường sử dụng là keylogger.

Tìm hiểu về sạc không dây cho smartphone, nó có tốt hơn sạc có dây hay không?

Cùng tìm hiểu về sạc không dây, và trả lời những câu hỏi xung quanh về tính năng này trên điện thoại.

Đôi chút về sạc không dây

Hiện nay, đã có rất nhiều hãng sản xuất smartphone áp dụng công nghệ sạc không dây vào các sản phẩm cao cấp của mình. Ví dụ như các mẫu smartphone đầu bảng của Samsung hay LG hỗ trợ cả chuẩn PMA và Qi, trong khi Apple lại cảm thấy chỉ cần tích hợp chuẩn Qi lên iPhone là đủ.



Theo tờ DigitalTrends thì "Sạc không dây lại là một công nghệ cực kì hữu ích, và hơn hết những tin đồn về tác hại của công nghệ sạc này là không chính xác. Vì vậy, bạn có thể tiếp tục sử dụng và trải nghiệm mà không lo pin của điện thoại bị hỏng".

Apple là hãng tiên phong trong việc chỉ sử dụng duy nhất một chuẩn sạc không dây trên thiết bị di động

Sau một thời gian dài các nhà sản xuất "vật lộn" để tìm ra một quy chuẩn sạc không dây chung, cuối cùng vào năm 2017, việc Apple ra mắt bộ đôi iPhone 8 và iPhone X với khả năng hỗ trợ chuẩn sạc Qi đã phần nào ảnh hưởng đến hướng đi chung cho cả làng công nghệ.

Trước đó, thị trường khá là rối ren bởi có quá nhiều tiêu chuẩn liên quan đến sạc không dây. Đầu tiên có thể kể đến là chuẩn sạc Qi, một chuẩn sạc đến từ Wireless Power Consortium (WPC) hiện đang chiếm đến 90% thị phần.



Vào đầu năm 2018, các tổ chức đứng sau các chuẩn sạc này này đã sáp nhập, đặt dấu chấm hết cho sự phân mảnh tiêu chuẩn sạc không dây và gián tiếp xác nhận rằng: Qi là tiêu chuẩn chung, đang được các tổ chức và các hãng tập trung phát triển, cải tiến.

Nếu ở phần tên gọi, chúng ta có khá nhiều cái tên như Qi, PMA hay là A4WP, PMA AirFuel,... làm dễ bị rối thì khi nói đến nguyên lý hoạt động, chỉ có 2 nhóm chính: Đó là sạc không dây ứng dụng cảm ứng điện từ và sạc không dây dùng cộng hưởng điện.

Chuẩn sạc Qi là phổ biến nhất

Chẳng hạn như chuẩn sạc Qi, nó áp dụng nguyên lý của cảm ứng điện từ như sau: Sẽ có một cuộn dây sơ cấp đặt trong đế sạc và một cuộn dây thứ cấp đặt trong thiết bị (ví dụ như smartphone) và như vậy, 2 cuộn dây này tạo thành một máy biến áp điện.



Khi bạn cắm nguồn và bật đế sạc, nguồn điện xoay chiều đi vào sẽ tạo nên một trường điện từ xung quanh cuộn sơ cấp. Lúc này, nếu bạn đặt thiết bị có chứa cuộn dây thứ cấp đến đủ gần (khoảng 45 mm) thì dòng điện này sẽ được chuyển sang cuộn thứ cấp và biến đổi thành dòng một chiều bởi mạch thu trên smartphone, quá trình sạc sẽ bắt đầu diễn ra.

Ở thời điểm hiện tại, chuẩn Qi 1.2 cũng hỗ trợ công nghệ sạc không dây cộng hưởng để sạc ở khoảng cách xa hơn, tầm 2.8 cm. Nhưng để đảm bảo sự tương thích ngược với các phiên bản Qi trước đó cũng như đảm bảo các giới hạn về an toàn điện, nhiệt độ, chất lượng tín hiệu điện truyền đi,... nên chỉ các hệ thống sạc được thiết kế cho mục đích sạc ở phạm vi xa mới thấy rõ được hiệu quả.

Làm thế nào để sử dụng sạc không dây?

Đầu tiên bạn cần phải xác định được điện thoại của mình có hỗ trợ sạc không dây hay không. Thường thì các dòng smartphone cao cấp của các hãng điều trang bị tính năng này, còn lại các dòng trung hoặc bình dân điều bị lược bỏ để giảm chi phí.



Bộ sạc không dây thường là những đế sạc hoặc tấm sạc nhỏ này có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ cỡ bằng con chuột, đến chiếc đĩa nhỏ được chế tạo thành đồ nội thất, có sẵn với giá khoảng vài trăm nghìn.

Sạc pin bằng sạc không dây có nhanh hơn sạc có dây hay không?

Một sự khác biệt thấy rõ giữa sạc không dây và sạc có dây là thời gian sạc. Dù lượng điện nạp vào phụ thuộc vào công suất củ sạc của bạn, nhưng sạc không dây nói chung sẽ chậm hơn sạc có dây - công nghệ không dây vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả. Một số bộ sạc không dây có khả năng sạc "nhanh" với củ sạc công suất cao, nhưng nó vẫn không nhanh như bộ sạc nhanh có dây.

Với sạc không dây, bạn cũng sẽ mất đi tính di động, vì bạn bị giới hạn ở vị trí đặt bộ sạc, thay vì chỉ bị giới hạn bởi dây sạc. Hầu hết mọi người thường đặt bộ sạc không dây của họ trên tủ đầu giường hoặc trên bàn làm việc.



Điện thoại có nóng lên khi sử dụng sạc không dây hay không?

Có, hầu hết các điện thoại và bộ sạc sẽ ấm lên tại chỗ tiếp xúc để sạc. Khi sạc qua cáp thì điện thoại cũng hơi ấm lên một chút, nên đây không phải là vấn đề gì quá to tát hay phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó quá nóng, thì có thể có vấn đề gì đó với pin.

Những lý do để bạn dùng sạc không dây thay vì sạc có dây

Đầu tiên, rõ ràng là sạc không dây dễ sử dụng hơn. Dù cắm dây vào điện thoại không phải là một thao tác quá khó khăn, nhưng với sạc không dây, bạn chỉ cần đặt điện thoại lên trên đế sạc nằm hoặc đế sạc đứng là pin sẽ được nạp năng lượng. Bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra các tin nhắn hoặc thông báo và sau đó đặt điện thoại xuống ngay trên bộ sạc mà không phải "lăn tăn" về bất kỳ dây nhợ nào.



Ngoài ra, bộ sạc không dây sẽ giải phóng cổng sạc của điện thoại. Với việc nhiều hãng sản xuất smartphone loại bỏ đi cổng cắm tai nghe 3,5mm và cung cấp một bộ chuyển để dùng chung cổng sạc và cổng cắm tai nghe, sẽ rất bất tiện nếu bạn vừa muốn sạc vừa muốn nghe nhạc. Với bộ sạc không dây, bạn có thể vừa sử dụng tai nghe vừa sạc pin.

Một số bộ sạc không dây được thiết kế theo dạng đứng (đế sạc đứng), có nghĩa là bạn có thể rảnh tay đặt điện thoại vào đó để xem video, trò chuyện FaceTime với bạn bè hay xem tin nhắn rất tiện lợi.

Hạn chế của sạc không dây

Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường một thời gian dài cũng như được những nhà sản xuất smartphone lớn như Apple, Samsung để ý tới nhưng trên thực tế, sạc không dây vẫn chưa thật sự thu hút người dùng.

Bởi đơn giản, công suất sạc không phải là một lợi thế của sạc không dây khi so với sạc có dây. Hơn nữa, để sử dụng sạc không dây, bạn phải mua thêm phụ kiện rời. Bạn cũng cần đặt thiết bị ở một khoảng cách nhất định so với đế và đế sạc thì cũng cần được kết nối bằng dây đến nguồn điện.



Làm thế nào để chọn được bộ sạc không dây phù hợp?

Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn một bộ sạc không dây, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều bộ sạc không dây của các hãng khác nhau. Hầu hết chúng có bề ngoài gần như giống hệt nhau, và thật khó để biết sự khác biệt là gì.

Điều đầu tiên bạn cần xem xét là chiếc điện thoại bạn đang sở hữu. Một số nhà sản xuất đã tối ưu hóa điện thoại của họ với lượng điện khác nhau. Nếu bạn mua bộ sạc không dây và củ sạc mạnh hơn những gì điện thoại của bạn cần, có nghĩa là bạn đã lãng phí một số tiền vào công suất bổ sung.



iPhone có khả năng sạc không dây lên đến 7,5 watt và điện thoại Android, tùy thuộc vào nhà sản xuất, có khả năng nhận tới 15 watt. Tốt nhất bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng điện thoại để xem khả năng sạc không dây của nó, và lưu ý rằng không phải mọi bộ sạc không dây đều bán kèm với củ sạc nhanh, vì vậy bạn có thể phải mua một củ sạc nhanh riêng.

Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn: https://genk.vn/tim-hieu-ve-sac-khong-day-cho-smartphone-no-co-tot-hon-sac-co-day-hay-khong-2021021309024667.chn

Đây sẽ là thứ cần thiết mà bạn nên dùng khi chọn mua một chiếc iPhone đã qua sử dụng

Cách kiểm tra toàn diện iPhone cũ trước khi mua.

Nếu là người mới muốn thử dùng iPhone nhưng chưa muốn đầu tư một khoản tiền lớn, người dùng có thể chọn mua các loại iPhone ra mắt cách đây vài năm, hoặc mua máy cũ đã qua sử dụng. Việc Apple vẫn hỗ trợ hệ điều hành iOS mới nhất trên các mẫu iPhone ra mắt cách đây 4-5 năm khiến trải nghiệm trên máy cũ vẫn đủ hài lòng.



Tuy có rất nhiều các mẹo kiểm tra iPhone cũ trước khi đưa ra quyết định mua, nhưng nếu không có nhiều kinh nghiệm và dễ bị vẻ bề ngoài đánh lừa thì sớm muộn bạn sẽ phải hối hận. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một ứng dụng gợi ý giúp kiểm tra toàn diện chiếc iPhone bạn định mua, qua đó giúp đánh giá nhanh và cho bạn lời khuyên là có nên mua nó hay không.

Cụ thể như sau:



Truy cập vào App Store, tìm và tải về ứng dụng TestM.



Sau khi tải về, bạn hãy khởi động ứng dụng và đăng nhập tài khoản để sử dụng.



Giao diện TestM khá đơn giản, bao gồm 4 tab chính nhưng chủ yếu là 3 tab là Insurance, Trade-in và Diagnostics.



Nhìn chung, ứng dụng sẽ tiến hành các bước kiểm tra thiết bị và cung cấp cho bạn một báo cáo nhanh về tình trạng máy.



Quá trình này sẽ yêu cầu bạn cấp phép cho ứng dụng được sử dụng các chức năng phần cứng của thiết bị.



Và nó cũng sẽ đưa ra yêu cầu để bạn làm theo nhằm giúp cho việc test máy được dễ dàng hơn.



Các bước test khá chi tiết, và bạn sẽ được ứng dụng cung cấp các yêu cầu thao tác cụ thể trong quá trình test.



Việc làm theo các bước test khá hữu ích và bạn không nên bỏ qua bất kỳ bước nào. Điều này là vì lợi ích của bạn đấy.



Hoàn thành bài test, ứng dụng sẽ đưa ra báo cáo tổng kết cho bạn. TestM là ứng dụng hoạt động khá tốt, cho phép bạn thấy rõ hơn về tình trạng thiết bị và sự hoạt động của các thành phần bên trong trước khi quyết định chọn mua.

Hi vọng ứng dụng này sẽ có ích cho bạn.

Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn: https://genk.vn/day-se-la-thu-can-thiet-ma-ban-nen-dung-khi-chon-mua-mot-chiec-iphone-da-qua-su-dung-20210214094113516.chn

Kiểm soát việc sử dụng máy tính của trẻ nhỏ với tính năng có sẵn trên Windows 10

Tính năng bảo vệ sự an toàn cho trẻ em khi sử dụng máy tính của Windows 10.

Trẻ em sử dụng máy tính quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới học tập và sức khỏe. Để hạn chế thời gian sử dụng máy tính cho trẻ, Microsoft đã tích hợp sẵn tính năng Parental Controls để giúp các bậc phụ huynh có thể kiểm soát được thời gian sử dụng máy tính, cũng như theo dõi các hoạt động lướt web, chơi game của trẻ được tốt và chi tiết hơn.



Parental Controls trên Windows 10 cho đến phiên bản hiện tại đã được cập nhật và cải thiện rất nhiều so với trên các phiên bản Windows khác. Và nếu như bạn đang tự hỏi làm thế nào để kích hoạt và sử dụng thì bài viết này sẽ giúp bạn, cụ thể như sau.

Tạo tài khoản trẻ em trong Windows 10



Mở Settings và truy cập vào Accounts.



Trong danh sách các tùy chọn thiết lập Accounts, hãy nhấp vào mục "Family & Other Users" và nhấn tiếp vào "+" ở dòng "Add A Family Member".



Hộp thoại Microsoft xuất hiện, hãy đánh dấu vào "Add A Member". Nếu đã có tài khoản Microsoft trước đó, hãy nhấn Next. Trường hợp nếu chưa, hãy nhấn "Create An Email Address For A Child" để tiến hành tạo tài khoản cho trẻ nhỏ.



Sau khi đã hoàn tất việc thêm tài khoản, mục Family & Other Users sẽ hiển thị danh sách các tài khoản thành viên trong gia đình bạn trong "Your family". Giờ thì bạn chỉ việc đăng nhập tài khoản mà mình đã tạo cho trẻ nhỏ vào máy tính Windows 10 là được.

Xem các hoạt động của trẻ nhỏ trên máy tính Windows 10



Để kiểm soát các hoạt động của trẻ trên máy tính Windows 10, bạn hãy nhấp vào tùy chọn "Manage Family Settings Online".



Trình duyệt web sẽ mở ra và truy cập vào trang quản lý thành viên trong gia đình trên Windows 10 của Microsoft. Bạn hãy nhấp vào hình đại diện của tài khoản trẻ nhỏ đã tạo.



Ở mục Activity, hãy gạt sang ON ở dòng Activity Reporting để cho phép Windows tiến hành giám sát các hoạt động của trẻ trên Windows 10 và ghi nhận lại tất cả.



Bây giờ bạn có thể tiến hành thiết lập quản lý cấp phép, khóa truy cập web,… cho tài khoản trẻ thông qua các mục Screen Time, App and game limits,.. Các thay đổi sẽ có hiệu lực ngay lập tức.


Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn: https://genk.vn/kiem-soat-viec-su-dung-may-tinh-cua-tre-nho-voi-tinh-nang-co-san-tren-windows-10-20210215110407659.chn

Muốn biết mình có lịch sử nợ xấu hay không, người dùng Việt có thể tự truy cập website này để tra cứu

Việc chủ động tự tra cứu và kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân sẽ giúp bạn biết được mình có đang nợ xấu hay không

Vì sao phải kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân trên CIC?

Nợ xấu ngân hàng được hiểu là những khoản tín dụng mà bạn vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, nhưng bạn chưa trả (hoặc không trả) khi tới thời hạn cần phải thanh toán. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày, tính theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Nợ xấu cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội vay vốn của khách hàng. Nếu bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu và bị lưu thông tin trên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia - CIC, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.



Hiện CIC đang lưu giữ thông tin của hơn 30 triệu khách hàng vay vốn tại Việt Nam (ảnh minh họa)

Đáng nói, trong thời gian gần đây, có không ít trường hợp ‘bỗng dưng" trở thành con nợ và có lịch sử nợ xấu trên CIC, mặc cho họ không hề thực hiện bất kỳ khoản vay tín dụng nào. Cụ thể, các thông tin cá nhân như Chứng minh nhân dân (CMND) / Căn cước công dân (CCCD) và số điện thoại của những người này đã bị một số đối tượng xấu đánh cắp và làm giả, với mục đích thực hiện hồ sơ vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Do vậy, việc chủ động tự tra cứu và kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân sẽ giúp bạn biết được mình có đang nợ xấu hay không, từ đó nhận định về khả năng vay đối với hồ sơ vay vốn của bạn để tránh mất thời gian.

Làm thế nào để kiểm tra bản thân có lịch sử nợ xấu hay không?

Thông thường, người dùng có thể trực tiếp tới chi nhánh ngân hàng mình cần vay vốn để yêu cầu kiểm tra thông tin tín dụng. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, người dùng hoàn toàn có thể tra cứu miễn phí ngay trên cổng thông tin của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC).


Đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản tại địa chỉ https://cic.gov.vn/#/register .

Tại bước đang ký tài khoản, ngoài các thông tin cá nhân như họ tên, SĐT, địa chỉ, email, ngày sinh, người dùng cần phải cung cấp thêm ảnh mặt trước và mặt sau của CMND hoặc thẻ CCCCD. Song song đó, bạn cũng cần tải lên ảnh chân dung của bản thân đang cầm CMND và CCCD để hệ thống CIC kiểm tra thông tin, xác định người đăng ký. Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng vài ngày.





Cổng thông tin của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi tài khoản đã được kích hoạt, người dùng đăng nhập theo thông tin tài khoản đã đăng ký trước đó, trước khi truy cập mục Khai thác báo cáo tại địa chỉ https://cic.gov.vn/#/report. Tại đây, bạn có thể tra cứu về điểm tín dụng, mức độ rủi ro tín dụng cũng như lịch sử nợ xấu (nếu có) của cá nhân.


Ngoài việc truy cập vào cổng thông tin của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC), người dùng cũng có thể tải và sử dụng ứng dụng của CIC ngay trên điện thoại. Ứng dụng này hiện tại hỗ trợ HĐH iOS và Android.

Khâu đăng ký tài khoản trên ứng dụng này tương đối đơn giản, khi người dùng chỉ cần nhập họ tên theo CMND/ CCCD, mật khẩu cùng số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Tuy nhiên, ở mục Khai thác báo cáo, bạn vẫn phải nhập đủ thông tin gồm họ tên, SĐT, địa chỉ, email, ngày sinh, ảnh CMND hoặc CCCD 2 mặt, kèm ảnh chân dung (cầm CMND và CCCD).

Pháp luật & Bạn đọc

WELCOME TO ANHSAOXANH.TOP

Bài viết ngẫu nhiên

GÁI XINH TUYỂN CHỌN

Video HOT

Anhsaoxanh.top
Anhsaoxanh.top
Anhsaoxanh.top